Kiềm Chế Cảm Xúc Cốt Lõi Thành Công

Tuần này trong chuyên mục diễn đàn - kỹ năng IkingExpress xin chia sẻ cho các bạn trẻ là sinh viên và những bạn mới tốt nghiệp về kinh nghiệm "Khởi Nghiệp" thành công.


Cảm Xúc Kẻ Thù Số Một Của Thành Công


Những trăn trở suy nghĩ của sinh viên mới ra trường là làm thế nào để “khởi nghiệp” thành công? Làm thế nào để có một chỗ đứng trong công ty, doanh nghiệp, hay đơn giản là có một công việc phù hợp, có thu nhập.

Chia sẻ với sinh viên Hà Nội về bước đầu của “khởi nghiệp”, TS. Lê Thẩm Dương cho hay, tái cấu trúc suy nghĩ hãy hỏi chính mình, đừng hỏi chuyên gia. TS. Lê Thẩm Dương - Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh, ĐH Ngân hàng TP. HCM cho rằng, rất nhiều bài học cần được áp dụng, nhưng trước hết là biết “kiềm chế để có sức mạnh”.

Lập “kế hoạch” vào đời


Nhiều sinh viên trẻ mới ra trường rất bỡ ngỡ trước lựa chọn công việc, xác định hướng đi đúng cơ hội thành công rất lớn. Đất nước đã ra “biển lớn” từ năm 2006 ( tham gia WTO), đó là điều kiện rất thuận lợi để đất nước bước vào cuộc đua mới về kinh tế, vị thế lớn về kinh tế sẽ đưa đất nước ta sánh với nhiều nước phát triển trên thế giới.


TS. Lê Thẩm Dương chia sẻ bí quyết quản trị tài chính cá nhân
TS. Lê Thẩm Dương chia sẻ bí quyết quản trị tài chính cá nhân

TS. Lê Thẩm Dương cho biết, hiện nay chúng ta đang có một môi trường kinh doanh rất tốt, và quan trọng là giờ ta “bơi” như thế nào. Nhà nước đặc biệt coi trọng tính đột phá trong sáng tạo, có cơ chế chọn người tài và để giúp được điều đó ngay cả Bộ GD&ĐT cũng phải thay đổi tư duy.

Đó chính là tạo tiền đề thêm về cơ sở vật chất, bỏ cơ chế quan liêu bao cấp. Vì bản chất của việc kinh doanh là giữ khách chứ không phải là bán hàng. Sinh viên cần chăm chỉ học và học không thể theo một cách bình quân được.

Trong phần chia sẻ về khởi nghiệp, TS. Lê Thẩm Dương cho hay, sinh viên muốn kinh doanh thì không thể dựa vào cảm xúc, cảm xúc là kẻ thù số một của thành công. Đặc biệt, trong kinh doanh không dùng tư duy kinh nghiệm, mà hãy suy nghĩ, vận động bộ não ngay cả “ngồi trên taxi”.

Tái cấu trúc trong suy nghĩ hãy hỏi chính mình, đừng hỏi chuyên gia, vì chuyên gia chỉ đưa cho bạn những khuôn mẫu. Muốn phát triển phải tái tạo liên tục, nhưng trong một cuộc đời thì có nhiều cách tái khác nhau” TS. Lê Thẩm Dương cho biết.

Liên tục thay đổi, liên tục sáng tạo, sáng tạo trong sự khác biệt sẽ đem tới thành công. Ông cũng cho rằng, người quản trị tốt không phải là người ngồi “máy lạnh” để nghĩ ra chiến lược mà phải bắt nguồn từ chính những yêu cầu bức thiết của người lao động
.

TS Dương cũng lấy dẫn chứng câu chuyện “Bà mẹ Việt Nam anh hùng được cộng hai điểm khi thi đại học”, “Mỗi đám cưới không được quá 300 mâm” để minh họa về tư duy thụ động, không có sự sáng tạo và xa rời cuộc sống.

Mượn hình ảnh về con người Nhật Bản, Hàn Quốc, TS. Lê Thẩm Dương nói về sức mạnh nội lực đáng gờm khiến nhiều sinh viên nể phục. Ông cho rằng, “cúi người càng thấp, càng cho thấy mình “đáng gờm” và dễ dàng lấy được hợp đồng giá trị từ khách hàng”.

Bên cạnh đó, trong buổi nói chuyện với sinh viên Hà Nội, TS Lê Thẩm Dương liên tục có những hành động, lời nói động chạm đế lòng tự ái của nhiều bạn trẻ nhưng với chất giọng hài hước. Thông qua đó, ông muốn nhắn nhủ các bạn trẻ trong kinh doanh cần phải học tập được tinh thần nhẫn nhịn, chịu đựng. Bởi vì “Kiềm chế tạo sức mạnh”.

Kế hoạch cho tương lai của mình theo TS. Lê Thẩm Dương cần phải rõ ràng, dù rằng giải pháp tình thế có tốt nhưng cần phải xác định tư duy “hành động hôm nay là để cho ngày mai”.

(Kỹ Năng - Ikingexpress)
Ads By Kclick
Ads By Kclick Ads By Kclick