GIA CÁT LƯỢNG VÀ NHỮNG SAI LẦM CHIẾN LƯỢC

(IkingExpress) - Tam Quốc diễn nghĩa  một trong những giã sử kinh điển, được mệnh danh là 1 trong tứ đại Hùng văn của lịch sử Trung Hoa. Do La Quán Trung biên tập với 120 chương hồi, 7 phần thực 3 phần hư... Có lẽ bất kì ai từng xem giã sử Trung Quốc lại không biết đến 1 cái tên là Gia Cát Lượng. Nhân vật được chau chuốt với những chiến công nhưng trong điều tốt luôn ẩn những sai lầm chiến lược.

Cơ mưu không gặp thời


Gia Cát Lượng - Khổng Minh
Gia Cát Lượng - Khổng Minh

   Gia Cát Lượng tự là Khổng Minh hiệu là Ngọa Long sinh 181 mất 234. "Ai có được Ngọa Long hay Phượng Sồ (Bàng Thống) thì có được nửa thiên hạ" có thể là phần tác giả La Quán Trung thêm để nâng cao quan trọng của 2 người này. Tác phẩm đề cao Gia Cát - Khổng Minh nhưng quan sát kĩ lưỡng thấy rằng mọi chuyện mọi con người đều có khuyết điểm chết người của nó: 

1. Làm thất thủ Kinh Châu


   -Kinh Châu vị trí yết hầu cổ họng vị trí chiến lược tiến vào trung nguyên có được Kinh Châu như có được Trần Thương. 
   -Quan Vũ người giết Nhan Lương, Văn Sú, qua 5 quan chém 6 tướng làm mất Kinh Châu năm 219 đó là lỗi quá háu thắng và khinh địch nhưng gián tiếp lại do Không Minh không cặn kẽ chỉ đạo.
   -Mất Kinh Châu, Lưu Bị mất anh em, Không Minh hao binh và mất tướng giỏi.

2. Không ngăn Lưu Bị đánh Đông Ngô


   -Năm 220 sau 5 lần được Không Minh khuyên can, Lưu Bị lên ngôi hoàng đế lập ra nhà Thục Hán chiếu đầu tiên ban đi là đánh Ngô vương Tôn Quyền 
   -Không Minh vốn biết Lưu Bị thua kém tài dùng binh và mưu lược với Lục Tốn (Đông Ngô) nên dễ bại khó thắng với thêm đánh Ngô là phá liên minh chống Tào.
   -Thất thủ tại Di Lăng là bước ngoặt trong đời cầm quân của Lưu Bị, tuy không chết trận nhờ Khổng Minh bày trận đá bát quái, nhưng biết mà không cản là lỗi và tội nặng của ông.

3. Tự tin vào bản thân - Không tin Ngụy Diên


   -Ngụy Diên vốn là tướng của Kinh Châu Mục Lưu Biểu năm 212 hàng Lưu Bị nhưng trong mắt Khổng Minh luôn là tướng phản chủ ông đã đúng khi ngay sau khi ông mất Nguy Diên đã làm phản
   -Ra Kỳ Sơn bắc phạt lần đầu Ngụy Diên hiến kế đi đường nhỏ đánh Trường An nhưng Không Minh không nghe vì cho rằng không chắc.
   -Nếu chiếm được Trường An thì thế và lực cùng cục diện Tam Quốc ắt đổi theo hướng có lợi cho Thục

4. Mất Nhai Đình

   -Nhai Đình là vùng núi nhỏ không thành trì nhưng lại là con dường huyết mạnh là cái dạ dày của quân Thục khi bắc phạt.
   -Biết và hiểu rõ mà Khổng Minh lại giao giữ Nhai Đình cho Mã Tốc kẻ mồm mép không thực tài, ngạo mạng trấn giữ.
   -Mất Nhai Đình quân Thục không đánh mà tan buộc Khổng Minh phải rút về Hán Trung khiến kế hoạch Bắc phạt lần 1 thất bại

5. Làm suy yếu nước Thục


   -Trong 7 năm 6 lần ra Kỳ Sơn và liên tiếp bại bởi đối trọng là Tư Mã Ý. 
   -Của cải liên tiếp dồn ra tiền tuyến làm khí thế quân sĩ mệt mỏi chán trường, dân chúng nghèo khổ 
   -Biết mộng nhà Hán đã tận mà vẫn tiến binh làm nước yếu thêm và trái với ý trời nên bại là điều thường tình 

6. Phò hôn quân


   -Lưu Bị mất truyền ngôi cho con là Lưu Thiện kẻ hôn quân bất tài. Biết mà không can gián à tội bất trung 
   -Lưu Bị trước lúc lâm trung có dặn nếu Lưu Thiện không làm được Hoàng đế thì Gia Cát hay thay nó nhưng Gia Cát một mực không làm nên xuất binh Kỳ Sơn nhiều lần bị Lưu Thiện triệu về làm dang dở mộng thống nhất Trung Nguyên.

7. Không chuẩn bị người thế chân


   -Mất năm 234 Khổng Minh để lại truyền đình lục đục, lòng quân giao động. Để 24 thiên binh pháp cho Khương Duy tuổi trẻ ít trận mạc
   -Trong triều không hiến văn thần trị nước yên dân khiến lòng dân loạn triều đình suy yếu nhanh

Đền thờ "Vạn đại quân sư" Gia Cát Lượng
Đền thờ "Vạn đại quân sư" Gia Cát Lượng

   Qua đây thấy rằng con người có đại tài tới đâu cũng không thể không có khiếm khuyết, mọi việc dù tính toán tới đâu muốn thành không thể thiếu thiên thời - địa lợi. Gia Cát Lượng một nhân vật có thể coi là ngôi sao sáng nhất trong Tam Quốc đáng để ta noi theo học hỏi sự cơ mưu, tài thuyết giảng, khả năng dùng người, trị quốc,... Nhưng cũng cho ta thấy được dù quan sát những điểm tốt của 1 vấn đề thì trong những điểm tốt đó luôn có mốt điểm không tốt với những điểm còn lại và Khổng Minh là một ví dụ điển hình.

 CHIM34

Ads By Kclick
Ads By Kclick Ads By Kclick