Nguyên Tắc Đàm Phán Của Người Do Thái |
1. Không làm việc theo tình cảm riêng
2. Làm quan trọng hơn nghĩ
Dù ý tưởng hay thế nào, nếu giao vào tay người không có khả năng này, chắc hẳn tay trắng vẫn hoàn tay trắng. Trái lại, dù có nội dung chưa được hoàn chỉnh, nếu được sự thúc đẩy tuyệt vời, cũng vẫn đơm hoa kết trái.
Vì vậy sau khi đã có ý tưởng, bạn phải điều tra từng chi tiết cụ thể bao gồm số vốn cần thiết, nhân lực đầu tư, thời gian hao phí, lợi ích cần đạt được,... rồi mới vạch ra kế hoạch cụ thể. Nếu không có kế hoạch này, bạn không thể lần ra đầu mối của đàm phán, cũng không thể thuyết phục đối phương được. Nếu đã có kế hoạch thực hiện chu đáo, tỉ mỉ, người đồng ý bỏ vốn sẽ xuất hiện, người sẵn sàng giúp đỡ sẽ không phải ít.
3. Cân bằng lợi ích
Cái cơ bản của đàm phán là tìm được lợi ích chung giữa mình và đối phương. Nguyên tắc qua lại giữa con người với nhau là thỏa thuận công bằng. Nếu hiểu rõ được điều này, khi đàm phán sẽ biết tiến, lùi đúng lúc. Nhưng có người lúc nào cũng chỉ chăm chăm theo đuổi lợi ích của mình, bỏ qua lợi ích của đối phương.
Không có cuộc đàm phán nào thắng cả 100%. Trong quá trình đàm phán, nếu hai bên đều không chịu nhượng bộ thì làm sao đạt được thỏa thuận. Vì thế, chúng ta ý thức dành cho mình lợi ích lớn nhất trong đàm phán, xong vẫn phải tính toán trước trong phạm vi hợp lý, mức độ vừa phải, cho đối phương một vài lợi ích. Như vậy mới có thể giảm nguy cơ đàm phán đổ vỡ xuống mức thấp nhất.
4. Giữ thể diện cho đối phương
Trong đàm phán, tuy điều bạn nói phải hợp lý mới có sức thuyết phục. Song mục đích cuối cùng vẫn phải làm thế nào để đối phương có thể hiểu được. Nói chính xác hơn là “đạo lý” không đủ vẫn có khả năng đạt được thỏa thuận, nhưng nếu không thể hiểu nhau thì có đầy đủ “đạo lý” cũng không đạt được mục đích. Điều này yêu cầu lời nói trong đàm phán vừa hợp lý vừa hợp tình.
Vì vậy, tuyệt đối không được dùng “đạo lý” để ép đối phương vào đường cùng, bí quyết đàm phán nằm ở chỗ tìm cách để đối phương hiểu ý kiến của mình.
5. Chú ý vẻ bề ngoài và các chi tiết nhỏ
Gọi đàm phán là một “nghệ thuật” quả không chua ngoa chút nào. Do vậy, nếu là doanh nhân, nhất định bạn không nên cho rằng những chi tiết này không đáng coi trọng...